Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

"Monster" Sansui QR-6500 Quadradial Receiver

Take a look at this beast. This is a Sansui QR-6500 Quad Receiver. It has 37 WPC (Watts Per Channel) and lots of switches and knobs. This receiver sounds quite good even through these RCA speakers I have set up. The QR-6500 looks very nice in the dark. It is in near mint condition (save for some scuffs which don't effect the sound) and I am sure with good care, it will last for another twenty or so years.

Để Nhớ Một Thời Ta Đã yêu-Bằng Kiều

Hạnh phúc trong tầm với đã không còn tới.
Khi vắng em trong đời.
Tìm đến chân trời mới vẫn thương một thời.
Giờ đã xa ngàn khơi.

Ngày đó ta lầm lỡ bỏ mặc nhau hững hờ.
Để tiếng yêu rạn vỡ rồi thời gian xóa mờ.
Mãi vô tình đến bây giờ.
Nhận ra hai đứa không còn nhau.

Cuộc sống luôn vội vã với bao nghiệt ngã.
Xô cuốn ta miệt mài.
Một bước chân trượt ngã đã trôi thật dài.
Lạc mất nhau ngày mai.

Còn mãi khung trời đó mình gặp nhau lúc đầu.
Ngày tháng hoa mộng đó cùng niềm vui nỗi sầu.
Sẽ ghi lại biết bao điều.
Để nhớ một thời ta đã yêu.

ĐK:
Thì thôi ta đã lỡ lìa xa bến bờ.
Đời lênh đênh sóng vỗ buồn trôi lững lờ.
Cuộn mình trong nỗi nhớ cho đến bao giờ.
Mình mới quên ngày xưa.
Thì thôi ta đã hết chờ nhau sẽ về.
Mùa xuân nay đã chết vàng phai não nề.
Để lại bao hối tiêc khi khắc tên người.
Gọi mãi trong đêm buồn.

Vài kinh nghiệm xử lý âm học phòng nghe

Xử lý một phòng nghe nhạc có thể đơn giản chỉ là treo một tấm vải lên tường, xê dịch các tấm thảm hoặc kê lại đồ đạc… cũng có thể dùng biện pháp phức tạp hơn là lắp các thiết bị âm học nhà nghề. Đôi khi, chỉ cần dùng những cách thức đơn giản mà bạn đã có thể tạo ra những chuyển biến lớn trong âm thanh phòng nghe.
Các bề mặt nhẵn không được che phủ
Có lẽ sự cố thường gặp và cũng nghiêm trọng nhất trong các phòng nghe là các bức tường song song không được xử lý. Hai bức tường nhẵn đối diện nhau có thể gây ra hiện tượng âm thanh dội đi dội lại nhiều lần ngay cả khi âm thanh phát ra trực tiếp từ loa đã dùng hẳn. Hiện tượng này tương tự như khi bạn đứng trong một căn phòng trống không có thảm  treo trên tường và vỗ tay, bạn có cảm giác âm thanh như lưu lại trong không gian một lúc lâu sau khi bạn đã dừng việc đó lại. Bạn cũng có thể hình dung tác hại của hiện tượng này đối với âm thanh như bạn đứng giữa hai tấm gương phẳng đối diện nhau. Chúng gây ảo giác không gian trở nên rộng lên gấp nhiều lần. Tương tự, hiện tượng dội âm gây những cảm giác sai lệch về âm thanh, khiến chúng bị méo mó, khác hẳn âm thanh gốc.
Hiện tượng dội âm rất dễ khắc phục. Chỉ cần đặt vật tiêu âm hoặc âm lên một trong hai bề mặt. Vật đó có thể là những tấm rèm vải dày, rèm nhung hoặc các tấm tiêu âm làm bằng gỗ, bằng tre nứa, bằng mút gai (mút trứng). Bạn chỉ cần mất công đi mua vật liệu với giá khá rẻ, thuê thợ hoặc nếu kéo tay, bạn có thể tự làm theo mẫu có sẵn.

Âm dội từ sàn và tường
Một điều không thể tràng khỏi là chúng ta thường phải đặt loa gần tường và sát với sàn nhà nên âm thanh mà bạn nghe được không chỉ phát ra trực tiếp từ loa mà còn bị phản xạ từ tường, sàn và trần. Những âm thanh này đo tới tai nghe chậm hơn âm thanh đi thẳng, và còn bị méo. Chúng làm cho âm thanh tổng thể không được trong trẻo và trung thực với bản gốc.
Âm thanh phản xạ ảnh hưởng rất xấu tới sự nghe của chúng ta… Đặc tính hấp thụ âm thanh của các bức tường ở hai bên loa cũng ảnh hưởng tới cường độ và “chất âm phản xạ. Vì thế, âm thanh phản xạ không chính xác như âm thanh trực tiếp phát ra mặt trước loa. Thêm nữa, khi âm thanh trực tiếp và âm thanh phản xạ kết hợp với nhau, ta sẽ thấy một mớ âm thanh hỗn hợp từ hai nguồn âm này. Âm phản xạ đi tới tai nghe thường chậm trễ hơn âm trực tiếp, sinh ra hiện tượng lệch pha khiến cho âm thanh bị méo. Chính vì thế mà phản xạ âm từ hai bên tường là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao cùng một cặp loa nhưng đặt trong các căn phòng khác nhau thì tiếng cũng rất khác.
Hiện tượng phản xạ trên không chỉ ảnh hưởng đến tính cân bằng của âm thanh mà còn mất độ chính xác của âm hình.  nếu duy trì được mức phản xạ vừa phải thì lại làm tăng độ rộng mở của sân khấu, song, nếu thái quá, nó gợi lên cảm gíc rõ rệt về khỏang cách giữa các loa. Điều này xóa nhòa ranh giới giữa các âm hình và khiến cho sân khấu âm thanh thiếu tập trung và chính xác.
Âm thanh cũng phản xạ từ sàn và trần. Phản xạ âm sàn ít ảnh hưởng tới sự nghe hơn phản xạ từ trần vì khỏang cách giữa loa tới sàn nhỏ hơn giữa loa và trần, nên đường truyền âm thanh cũng ngắn hơn, sự sai pha sẽ ít hơn. Và trần hơi nghiêng sẽ có lợi hơn nếu bạn đặt loa ở phía trần bị nghiêng xuống. Góc nghiêng của trần sẽ hướng những âm thanh phản xạ từ trần đi chệch khỏi tai người nghe. Rất may là việc sử lý âm thanh phản xa từ trần khá đơn giản: chỉ cần đặt một vật tán hoặc tiêu âm lên hai bức tường, nhất là mảng tường giữa loa và người nghe. Xử lý phản xạ còn dễ hơn nhiều: một tấm thảm đặt trên sàn sẽ hấp thu hầu hết âm dội. Một điều khá thú vị là mỗi lọai thảm có tác động khác nhau lên âm thanh. Theo kinh nghiệm của nhiều dân chơi âm thanh ngoại quốc, thảm len sẽ làm cho âm thanh cân bằng và tự nhiên hơn thảm làm từ sợi tổng hợp. Đó là do các sợi trong thảm len đều có chiều dài và độ dày khác nhau. Như vậy thảm len sẽ hấp thu được các tần số khác nhau. Ngược lại, thảm tổng hợp được dệt từ các sợi có hình dáng và kích cỡ giống y như nhau nên chỉ hấp thụ dải tần hẹp. Ở ta, việc kiếm được thảm len dày để làm tiêu âm không phải là dễ. Bạn có thể dùng tạm các tấm mút gai cùng với các tán âm bằng gỗ cũng có hiệu quả khá. Nhiều bạn nghe nhạc có kinh nghiệm còn cho biết, dùng các giá sách có chứa sách đặt trong phòng nghe cũng đem lại hiệu quả tốt.

Âm bass dày và nặng
Tiếng bass bị dày và nặng là một vấn đề nan giải mà nguyên nhân thường là do sự bất hợp lý về chế độ cộng hưởng của phòng, về vị trí và chất lượng của loa, hoặc độ hấp thu tiếng bass của phòng quá thấp. Và ngay cả vị trí ngồi nghe cũng liên quan đến độ dày và nặng của tiếng bass. Thông thường, chúng ta có thể khắc phục bằng cách đơn giản mà hiệu quà là dịch chuyển loa. Nhưng nếu làm vậy mà chưa cải thiện được tình hình, nhiều người nghĩ ngay đến chuyện “thay loa”. Song Tai Già cho rằng, bạn hãy dùng giải pháp lắp các tấm tiêu âm bass. Chúng sẽ hút các tần số thấp và biến các tần số này thành nhiệt truyền vào trong các chất liệu sợi ở bên trong các tấm tiêu âm này. Bạn cũng nên làm thêm các cột “chân voi” đặt ở góc phòng để triệt tiêu sóng âm tần số thấp. Trong trường hợp tiếng bass quá dội, bạn có thể làm các hộp cộng hưởng Hemholtz là hiệu quả nhất.

Các vật phản xạ âm thanh đặt gần loa
Tất cả các đồ vật có tính phản xạ âm thanh đứng gần loa đều có thể làm âm hình biến dạng, thiếu chiều sâu. Ít người biết rằng chính chiếc TV với màn hình thủy tinh có tính phản xạ âm thanh mạnh đặt giữa hai loa lại là thủ phạm làm xấu âm thanh rất nhiều. Chính vì thế, các bạn nên dịch chuyển chiếc TV này cũng như các vật cản khác (ampli công suất, loa sub-woofer…) ra càng xa loa càng tốt. Tai Già đã từng thấy chất lượng trình diễn của nhiều bộ dàn chuyển biến rất nhiều khi những “nhân vật” đứng sai vị trí được chuyển ra rìa phòng. Âm hình trở nên tập trung hơn, tiếng cũng sâu hơn. Nếu đồ vật không thể dịch chuyển, hãy phủ tấm vải hút âm lên chúng. Bạn cũng đừng quên kéo rèm cửa sổ phía sau lại mỗi khi nghe nhạc.

Tìm vị trí loa
Giống như các tay môi giới nhà đất lão luyện-những người luôn tâm niệm “địa thế đẹp” là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ lý tưởng của một căn nhà thì với âm thanh trong phòng, vị trí đặt loa là yếu tố mang tính quyết định. Tìm bị trí thích hợp cho loa là việc đầu tiên bạn nên làm trước khi dùng đến biện pháp xử lý âm học phòng nghe như chúng tôi trình bày ở trên. Bạn có thể tham khảo thông tin cho tiết về vấn đề này ở mục Tư Vấn – Giải đáp trên tạp trí Nghe Nhìn Việt Nam tháng 6 – 2005.

Cân bằng giữa vậ thấp thụ tần số cao với vật hấp thụ tần số thấp
Hầu hết các phòng đều có đặc tính tiêu âm tần số cao mà không hấp thu tần số thấp. Ngòai thảm, rèm và các đồ làm bằng chất liệu mềm, có thể sử dụng thêm các cột “chân voi” hoặc các thiết bị tiêu âm tự chế dạng tấm để giữ độ cân bằng về thời gian dội âm. Âm bass nặng nề, chậm chạp là do những bất cân bằng này.

Dịch chuyển vị trí nghe để có độ cân bằng tối ưu về tiếng Bass
Sóng đứng tần số thấp sẽ tạo ra những vị trí có áp suất âm thanh (thanh áp) khác nhau. Chuyển vị trí ngồi sẽ tạo ra độ cân bằng phù hợp nhất. Vớyi các phòng nghe dư tiếng bass, bạn tránh ngồi sát vào tường sau vì tiếng bass ở đó nghe rất nặng nề. Ngươc lại nếu các bạn cảm thấy hơi thiếu bass, có thể lùi vị trí nghe gần với tường sau để cân bằng trở lại với dải âm cao.
Theo Nghe nhìn Việt Nam

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Thú chơi đồ âm thanh cổ điển

Trong thời đại kỹ thuật số với những công nghệ hiện đại, không ít người đã đầu tư cho mình những bộ âm thanh đời mới, hàng "khủng" giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn USD. Nhưng cũng là thú chơi âm thanh nhiều người lại có thiên hướng chơi những đồ âm thanh cổ điển để lưu giữ lại nét xưa, khi Việt Nam mới chập chững bước vào " thế giới âm thanh".

Tìm thú vui những chiếc đầu đĩa than cổ...
          Không ồn ào và sôi động như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, giới âm thanh cổ tại Hải Phòng (Audio Hải Phòng) lại có phong cách riêng: lặng lẽ và vui thú với nhau để đưa ra những món đồ âm thanh mình yêu thích. Chính vì vậy, phong cách thưởng thức nhạc cổ điển tĩnh lặng cộng với những món đồ âm thanh cũ kỹ cũng là nét riêng của người Hải Phòng. Hiện nay, giới Audio Hải Phòng được chia thành 2 phong cách, một là luôn hướng đến những công nghệ tối tân, còn lại là hướng về những thứ gì cổ xưa, cũ kỹ nhất. Giới chơi Audio cổ của Hải Phòng không nhiều, chủ yếu là những người có độ tuổi từ 40 trở lên. Họ đam mê âm thanh cổ một cách kỳ lạ, phần vì sở thích, phần vì muốn giữ lại những nét xưa cũ của Việt Nam khi bắt đầu "chập chững bước vào thế giới âm thanh". Theo sự chỉ dẫn của người bạn, tôi đến tìm một người chơi âm thanh cổ khá nổi tiếng tại Hải Phòng tại phố Hai Bà Trưng. Đến đây, tôi thực sự choáng ngợp bởi những bộ âm thanh của nhà anh. Đó là những chiếc đầu quay băng cối có từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước; những chiếc đầu đọc đĩa than tuổi đời đến nay chắc đã ngoài 50 và đặc biệt nhất là chiếc đầu đĩa tay quay do hãng EMI (Anh) sản xuất từ đầu thế kỷ 20 với thương hiệu His master's voice (Tiếng nói của ông chủ anh ấy), được đặt riêng cho tên gọi "chó ngửi kèn". Chiếc đầu đĩa này được chủ nhà đặt trang trọng giữa những món đồ âm thanh độc đáo của mình. Thú thực, đây cũng là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy tận mắt chiếc đầu đĩa than loại cổ này, vì trước đây, tôi chỉ được biết qua những bộ phim cũ. Chiếc đầu đọc đĩa than này được anh mua lại từ lâu, nhưng ít khi anh sử dụng vì kim đọc cũng đã mòn, âm thanh nghe không được hay bằng lúc đầu, song vẫn có thể nghe được. Tuy nhiên, vì quá quý chiếc đầu đĩa này nên chủ yếu anh để cho đẹp mắt và ít nghe. Đó không chỉ là chiếc đầu đĩa than thông thường mà đó là đầu đĩa kèm theo l chiếc loa đồng, lắp đĩa vào mâm rồi quay bằng tay âm thanh sẽ phát ra. Nếu ai đã từng xem những bộ phim cổ của châu Âu chắc sẽ biết đến loại đầu đĩa kiểu này.
          Thorens Reference được xem là đầu đĩa than cổ đắt giá nhất hiện nay, khoảng 50.000USD++
          Bộ âm thanh của anh còn có sự hiện hữu của chiếc đầu đọc dĩa than mang thương hiệu Victor (hàng nội địa của hãng JVC). Tuổi đời của nó chắc cũng khoảng vài chục năm nhưng còn khá mới do chủ nhà bảo quản khá kỹ lưỡng. Đó là chiếc đầu đĩa loại cổ gồm 2 cần gạt đặt trên một khung gỗ. Anh cho biết đã phải rất kỳ công để có bộ đầu đọc đĩa than này, vì hãng Victor không sản xuất đã vài chục năm nay rồi. Anh cho biết thêm, nghe âm thanh analog thì đĩa than tuyệt vời nhất, vì âm thanh của nó rất chất lượng, tuy nhiên, nghe nhiều đĩa sẽ có tiếng ồn và nếu bảo quản không tốt, đĩa dễ bị hỏng và pha tạp âm, do vậy, anh bỏ công sức lùng sục và đã mua được chiếc kệ đựng đĩa than khá "đẳng cấp" với giá không thể rẻ hơn: 500.000 đồng.

.... Đến yêu thích những chiếc đầu băng cối già nua
          Chơi băng cối đối với nhiều người là một thú vui, bởi không chỉ đó là món đồ âm thanh cổ mà vì tìm nội dung băng cũng khó. Vì vậy, nhiều người cho rằng chơi băng cối là chơi thiên về đồ độc, thế nhưng thực sự không phải vậy. Chơi băng cối là hướng về âm thanh Analog mộc mạc của thuở ban đầu, khi giọng hát bao trùm lên nhạc đệm. Theo một số người sành chơi băng cối tại Hải Phòng thì trong thời đại âm thanh Digital (kỹ thuật số) ngày càng bùng nổ thì âm thanh Analog vẫn có chỗ đứng riêng của nó. Không thích các điệu nhạc theo kiểu "chát xình chát chát bùm" mà những người thích băng cối hướng về thứ âm thanh "phèng phèng" mộc mạc, trầm lắng. Những người yêu thích băng cối lại có quan điểm, sở thích nghe nhạc riêng của mình nên thường xảy ra những cuộc "cãi vã" với phe phái thích nhạc Digital. Họ cho rằng, nghe nhạc Digital chỉ là nghe nhạc chứ còn nếu so về giọng hát thì không thể bằng Alalog, bởi nghe những bài hát thu âm theo kiểu Analog thì rõ ràng tiếng hát của ca sĩ đè trên nền nhạc và phải là những ca sĩ thực thụ mới có thể thu âm được. Nhưng khi sử dụng âm thanh Digital, tiếng nhạc sẽ át tiếng hát, vì vậy, một ca sĩ có giọng hát không hay cũng có thể tự thu âm cho mình được thông qua hệ thống kỹ thuật lọc tối tân hiện đang xuất hiện nhan nhản ở các phòng thu, thậm chí một số quán karaoke cũng có.

          Giới chơi âm thanh cổ tại Hải Phòng thường cho rằng, chơi đầu nghe băng cối, tuy chương trình không nhiều nhưng lại có nét độc đáo riêng của nó mà đồ âm thanh Digital không thể có được. Đó là gật gù thưởng thức ly cafe nghe nhạc Analog ngắm nhìn đôi cuộn băng xoay và chiếc kim đèn điện tử giật theo điệu nhạc. Song để có được chiếc đầu băng cối cũng không phải là chuyện đơn giản. Hầu hết những loại đầu băng cối là loại cũ, được nhập về từ Nhật Bản- nơi sản xuất ra những chiếc đầu băng cối mang thương hiệu Akai, Teac... nổi tiếng thế giới của thế kỷ trước. Những người muốn chơi thường phải đặt hàng tại Nhật Bản để đi tìm hoặc tìm mua lại của người có với giá khá cao. Do những chiếc đầu băng cối là loại cũ nên nếu hỏng cũng rất khó để tìm đồ thay, vì vậy hiện nay, một số người đã bắt đầu tìm kiếm linh kiện để thay thế, sửa chữa những chiếc đầu băng cối.
          Ngoài đầu đọc, tìm mua băng cối cũng là một kỳ ông, bởi chỉ những người sành chơi mới có. Các chương trình của băng cối chủ yếu là những bài hát cũ được thu âm trước năm 1975, nhưng chương trình được nhiều người tìm mua là bộ băng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và của một số nhạc sĩ khác. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những chương trình được sao lại, chứ nếu bộ băng của Trịnh Công Sơn loại gốc, phát hành trong những năm 70 giá sẽ lên đến vài triệu đồng/băng. Đó là số tiền khá lớn, song vẫn có nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra mua, bởi theo họ, đó là gìn giữ nhưng gì còn lại của cố nhạc sĩ và của âm nhạc Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước./.
nguồn:http://vn.360plus.yahoo.com/thang_pru/article?mid=58

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Fisher 500C Vacuum Tube Receiver

Fisher 500-C stereo máy thu đỉnh cao của âm thanh có độ trung thực cao tái sản xuất vào năm 1964. Khoảng 100.000 đơn vị 500 Cs được chế tạo. Đây là một tour du lịch công nghệ de lực lượng kết hợp đầy đủ chức năng trung tâm điều khiển (preamp) với một bộ khuếch đại điện 35Wpc multiplex một âm thanh stereo FM tuner cung cấp sự đánh giá độ nhạy cao nhất thời đó. Fisher 500-C sử dụng ống đầu ra 7591A.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Fisher 400 Tube Receiver

MSRP)

The 400 closely resembles the Fisher 500 and 800 series receivers, with a brushed metal faceplate and brass-faced knobs. Left of the dial is the famous Fisher bird logo, with a musical note in its beak.
Music Power  65 watts total (IHFM, at 1kc and 0.5% THD)
RMS Power  (at 1 kc and 0.8% THD)One channel driven: 30 watts
Both channels driven: 50 watts



 

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

Thuật ngữ mô tả âm thanh của loa



Để đánh giá âm thanh trước hết cần học các thuật ngữ, tiếng lóng của người chơi như "ù hum", tiếng "sáng", tiếng "tối"...
Những tiếng lóng này có thể làm người mới bắt đầu chơi âm thanh thấy "choáng" khi nghe các audiophile lâu năm bình phẩm. Nếu không tìm hiểu kỹ ý nghĩa của chúng mà chỉ nói bắt chước theo, có thể bạn hàm ý khác từ ngữ đó. Có thực tế là khá nhiều người chơi lâu năm vẫn tham khảo các tài liệu review sản phẩm của nước ngoài để đặt mua và đây có thể coi là nơi bắt đầu chuẩn mực trước khi đi tìm những từ tương đồng.
Mô tả âm thanh không đơn giản nhưng có ngôn ngữ chung.



Một chuyên gia test loa cho hay ông từng nhận một yêu cầu của khán giả mong muốn có âm thanh "rich" (nghĩa gốc: giàu có, phong phú) giống như ban nhạc sống mà anh ta từng nghe. Liệu anh ta dùng "rich" như một lời khen? Trong khi đó, những người review đôi khi dùng từ đó để chỉ chất lượng tồi của một bộ loa.

Chuyên gia này đã tìm hiểu chính xác ý của vị khán giả. Hóa ra, anh ta hàm ý đó là âm thanh rất tròn đầy với nhiều tiếng bass sâu. Ông chỉ ra rằng dù một cuộc trình diễn hay một bản ghi có những đặc điểm đó, loa tốt cũng có thể tái tạo chúng gần như vậy nhưng không nên dùng từ "rich" bởi nó có thể trở thành ý làm cho tiếng bass thêm màu sắc, tốt với loại nhạc này nhưng không tốt khi nghe nhạc khác. Trên thực tế, các từ như "rich", "ripe" hay "chesty" được dùng để chỉ những bộ loa nhấn mạnh quá nhiều vào tiếng bass cao, làm cho giọng nam trầm trở nên thiếu tự nhiên.

Do đó, giới audiophile cần đến một tiếng nói chung bằng một bảng thuật ngữ tiêu chuẩn.
  • Airy: Rộng lớn. Các nhạc cụ nghe như chúng được bao quanh bởi một bầu không gian rộng lớn. Tái tạo tốt các tần số cao. Đáp ứng tần số cao mở rộng đến 15 - 20 kHz.
  • Bassy: Thiên bass. Các tần số thấp dưới 200 Hz bị nhấn mạnh.
  • Blanketed: Bí. Âm cao yếu, nghe như có một cái chăn trùm qua loa, không cho tiếng thoát ra.
  • Bloated: Vang. Tiếng bass trung thừa, khoảng 250 Hz. Tần số thấp không gãy gọn, có hiện tượng cộng hưởng, nghe như bạn đang hát trong chum.
  • Blurred: Nhòe. Đáp ứng nhanh rất kém, ảnh stereo bị mờ, không tập trung, âm thanh không nghe ra chi tiết.
  • Boomy: Dư bass khoảng 125 Hz. Không gãy gọn, có hiện tượng cộng hưởng.
  • Boxy: Bí. Có hiện tượng cộng hưởng như thể âm nhạc bị tù túng trong một cái hộp.
  • Breathy: Hơi thở có thể nghe rõ khi nghe với sáo và saxophon. Đáp ứng tốt ở tần số cao và trung cao.
  • Bright: Sáng. Nhấn mạnh vào tần số cao.
  • Chesty: Nghe như người hát có lồng ngực quá lớn. Có hiện tượng vọt lên ở đáp ứng tần số thấp, từ 125 - 250 Hz.
  • Clear: Tiếng trong, rõ nét.
  • Colored: Màu sắc. Không giống thực, thiếu tự nhiên. Đáp ứng tần số không phẳng, có nhiều đỉnh và hố.
  • Crisp: Đáp ứng tần số cao được mở rộng.
  • Dark: Tối. Đối lập với Clear. Tần số cao yếu.
  • Depth: Cảm giác về khoảng cách (gần đến xa) của các nhạc cụ khác nhau.
  • Detailed: Chi tiết. Dễ nghe các chi tiết nhỏ trong bài nhạc. Đáp ứng tần số cao đầy đủ, đáp ứng nhanh rất gãy gọn, sắc sảo.
  • Dull: Giống Dark.
  • Edgy: Quá nhiều tần số cao. Bị méo.
  • Fat: Xem Full và Warm. Hơi trễ và méo.
  • Full: Đáp ứng tần số thấp tốt. Giọng nam tròn đầy quanh 125 Hz. Đối nghĩa với Thin.
  • Gentle: Đối nghĩa với Edgy. Các tần số cao và trung cao có thể bị yếu.
  • Grainy: Vụn. Âm nhạc nghe như bị chia tách thành nhiều phần nhỏ chứ không "chảy" êm như một dòng liên tục.
  • Hard: Quá nhiều mid cao, thường khoảng 3 kHz.
  • Harsh: Quá nhiều mid cao. Đỉnh trong đáp ứng tần số từ 2-6 kHz.
  • Muddy: Đục. Âm thanh không trong sáng, bị méo.
  • Muffled: Âm thanh cũng nghe như bị trùm chăn. Tần số cao và mid cao bị yếu.
  • Rich: Xem Full. Có hiện tượng méo.
  • Smooth: Dễ nghe.
  • Sweet: Ngọt ngào, không bị gắt, chói. Đáp ứng tần số không có đỉnh. Méo ít.
  • Thin: Mỏng.
  • Tight: Chi tiết, chắc chắn, đáp ứng tần số thấp tốt.
  • Transparent: Trong.Dễ nghe, chi tiết, rõ nét, rất ít méo và nhiễu.
  • Warm: Bass tốt, không bị mỏng.
  • Weighty: Đáp ứng tần số thấp tốt dưới 50 Hz.
Việt Toàn (theo eCoustics)

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

CDP Teac 25, remote, dây nguồn. máy còn thật đẹp

 CD TEAC 25

















                                                         



Sắp đặt loa hợp lý


HFVN - Sau khi đã mua được loa rồi, việc tìm vị trí đặt sao cho hoàn hảo cũng là một vấn đề không nhỏ. Tùy mỗi phòng, mỗi gu xem phim hay nghe nhạc mà lại có kiểu sắp xếp loa khác nhau, và thực ra không kiểu nào là tối ưu cho tất cả. Tuy nhiên, tạp chí Home Theater Mag đã đưa ra một số mẹo mang tính nguyên tắc cơ bản sao cho người nghe có thể tự tìm được vị trí tối ưu đặt loa, dung hòa các mục đích giải trí của mình.



Không cần phải đặt loa center vào giữa căn phòng. Ảnh: Slashgear.
Vài kinh nghiệm xử lý âm học phòng nghe
HFVN - Xử lý một phòng nghe nhạc có thể đơn giản chỉ là treo một tấm vải lên tường, xê dịch các tấm thảm hoặc kê lại đồ đạc… cũng có thể dùng biện pháp phức tạp hơn là lắp các thiết bị âm học nhà nghề. Đôi khi, chỉ cần dùng những cách thức đơn giản mà bạn đã có thể tạo ra những chuyển biến lớn trong âm thanh phòng nghe. Sau đây, Tai Già xin trao đổi với các bạn về một số “căn bệnh” về âm học trong các phòng nghe và cách xử lý những vấn đề này.
1- CÁC BỀ MẶT NHẴN SONG SONG KHÔNG ĐƯỢC CHE PHỦ.
Có lẽ sự cố thường gặp và cũng nghiêm trọng nhất trong các phòng nghe là các bức tường song song không được xử lý. Hai bức tường nhẵn đối diện nhau có thể gây ra hiện tượng âm thanh dội đi dội lại nhiều lần ngay cả khi âm thanh phát ra trực tiếp từ loa đã dùng hẳn. Hiện tượng này tương tự như khi bạn đứng trong một căn phòng trống không có thảm  treo trên tường và vỗ tay, bạn có cảm giác âm thanh như lưu lại trong không gian một lúc lâu sau khi bạn đã dừng việc đó lại. Bạn cũng có thể hình dung tác hại của hiện tượng này đối với âm thanh như bạn đứng giữa hai tấm gương phẳng đối diện nhau. Chúng gây ảo giác không gian trở nên rộng lên gấp nhiều lần. Tương tự, hiện tượng dội âm gây những cảm giác sai lệch về âm thanh, khiến chúng bị méo mó, khác hẳn âm thanh gốc.
Hiện tượng dội âm rất dễ khắc phục. Chỉ cần đặt vật tiêu âm hoặc âm lên một trong hai bề mặt. Vật đó có thể là những tấm rèm vải dày, rèm nhung hoặc các tấm tiêu âm làm bằng gỗ, bằng tre nứa, bằng mút gai (mút trứng). Bạn chỉ cần mất công đi mua vật liệu với giá khá rẻ, thuê thợ hoặc nếu kéo tay, bạn có thể tự làm theo mẫu có sẵn (tham khảo tạp chí Nghe Nhìn Việt Nam số tháng 6-2004)
2-ÂM DỘI TỪ SÀN VÀ TƯỜNG
Một điều không thể tràng khỏi là chúng ta thường phải đặt loa gần tường và sát với sàn nhà nên âm thanh mà bạn nghe được không chỉ phát ra trực tiếp từ loa mà còn bị phản xạ từ tường, sàn và trần. Những âm thanh này đo tới tai nghe chậm hơn âm thanh đi thẳng, và còn bị méo. Chúng làm cho âm thanh tổng thể không được trong trẻo và trung thực với bản gốc.
Âm thanh phản xạ ảnh hưởng rất xấu tới sự nghe của chúng ta… Đặc tính hấp thụ âm thanh của các bức tường ở hai bên loa cũng ảnh hưởng tới cường độ và “chất âm phản xạ. Vì thế, âm thanh phản xạ không chính xác như âm thanh trực tiếp phát ra mặt trước loa. Thêm nữa, khi âm thanh trực tiếp và âm thanh phản xạ kết hợp với nhau, ta sẽ thấy một mớ âm thanh hỗn hợp từ hai nguồn âm này. Âm phản xạ đi tới tai nghe thường chậm trễ hơn âm trực tiếp, sinh ra hiện tượng lệch pha khiến cho âm thanh bị méo. Chính vì thế mà phản xạ âm từ hai bên tường là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao cùng một cặp loa nhưng đặt trong các căn phòng khác nhau thì tiếng cũng rất khác.
Hiện tượng phản xạ trên không chỉ ảnh hưởng đến tính cân bằng của âm thanh mà còn mất độ chính xác của âm hình. Nhưng theo kinh nhgiệm của Tai Già, nếu duy trì được mức ohản xạ vừa phải thì lại làm tăng độ rộng mở của sân khấu, song, nếu thái quá, nó gợi lên cảm gíc rõ rệt về khỏang cách giữa các loa. Điều này xóa nhòa ranh giới giữa các âm hình và khiến cho sân khấu âm thanh thiếu tập trung và chính xác.
Âm thanh cũng phản xạ từ sàn và trần. Phản xạ âm sàn ít ảnh hưởng tới sự nghe hơn phản xạ từ trần vì khỏang cách giữa loa tới sàn nhỏ hơn giữa loa và trần, nên đường truyền âm thanh cũng ngắn hơn, sự sai pha sẽ ít hơn. Và trần hơi nghiêng sẽ có lợi hơn nếu bạn đặt loa ở phía trần bị nghiêng xuống. Góc nghiêng của trần sẽ hướng những âm thanh phản xạ từ trần đi chệch khỏi tai người nghe. Rất may là việc sử lý âm thanh phản xa từ trần khá đơn giản: chỉ cần đặt một vật tán hoặc tiêu âm lên hai bức tường, nhất là mảng tường giữa loa và người nghe. Xử lý phản xạ còn dễ hơn nhiều: một tấm thảm đặt trên sàn sẽ hấp thu hầu hết âm dội. Một điều khá thú vị là mỗi lọai thảm có tác động khác nhau lên âm thanh. Theo kinh nghiệm của nhiều dân chơi âm thanh ngoại quốc, thảm len sẽ làm cho âm thanh cân bằng và tự nhiên hơn thảm làm từ sợi tổng hợp. Đó là do các sợi trong thảm len đều có chiều dài và độ dày khác nhau. Như vậy thảm len sẽ hấp thu được các tần số khác nhau. Ngược lại, thảm tổng hợp được dệt từ các sợi có hình dáng và kích cỡ giống y như nhau nên chỉ hấp thụ dải tần hẹp. Ở ta, việc kiếm được thảm len dày để làm tiêu âm không phải là dễ. Bạn có thể dùng tạm các tấm mút gai cùng với các tán âm bằng gỗ cũng có hiệu quả khá. Nhiều bạn nghe nhạc có kinh nghiệm còn cho biết, dùng các giá sách có chứa sách đặt trong phòng nghe cũng đem lại hiệu quả tốt.
3-ÂM BASS DÀY VÀ NẶNG
Tiếng bass bị dày và nặng là một vấn đề nan giải mà nguyên nhân thường là do sự bất hợp lý về chế độ cộng hưởng của phòng, về vị trí và chất lượng của loa, hoặc độ hấp thu tiếng bass của phòng quá thấp. Và ngay cả vị trí ngồi nghe cũng liên quan đến độ dày và nặng của tiếng bass. Thông thường, chúng ta có thể khắc phục bằng cách đơn giản mà hiệu quà là dịch chuyển loa. Nhưng nếu làm vậy mà chưa cải thiện được tình hình, nhiều người nghĩ ngay đến chuyện “thay loa”. Song Tai Già cho rằng, bạn hãy dùng giải pháp lắp các tấm tiêu âm bass. Chúng sẽ hút các tần số thấp và biến các tần số này thành nhiệt truyền vào trong các chất liệu sợi ở bên trong các tấm tiêu âm này. Bạn cũng nên làm thêm các cột “chân voi” đặt ở góc phòng để triệt tiêu sóng âm tần số thấp. Trong trường hợp tiếng bass quá dội, bạn có thể làm các hộp cộng hưởng Hemholtz là hiệu quả nhất.
4- CÁC VẬT PHẢN XẠ ÂM THANH ĐẶT GẦN LOA
Tất cả các đồ vật có tính phản xạ âm thanh đứng gần loa đều có thể làm âm hình biến dạng, thiếu chiều sâu. Ít người biết rằng chính chiếc TV với màn hình thủy tinh có tính phản xạ âm thanh mạnh đặt giữa hai loa lại là thủ phạm làm xấu âm thanh rất nhiều. Chính vì thế, các bạn nên dịch chuyển chiếc TV này cũng như các vật cản khác (ampli công suất, loa sub-woofer…) ra càng xa loa càng tốt. Tai Già đã từng thấy chất lượng trình diễn của nhiều bộ dàn chuyển biến rất nhiều khi những “nhân vật” đứng sai vị trí được chuyển ra rìa phòng. Âm hình trở nên tập trung hơn, tiếng cũng sâu hơn. Nếu đồ vật không thể dịch chuyển, hãy phủ tấm vải hút âm lên chúng. Bạn cũng đừng quên kéo rèm cửa sổ phía sau lại mỗi khi nghe nhạc.
5- TÌM VỊ TRÍ LOA
Giống như các tay môi giới nhà đất lão luyện-những người luôn tâm niệm “địa thế đẹp” là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ lý tưởng của một căn nhà thì với âm thanh trong phòng, vị trí đặt loa là yếu tố mang tính quyết định. Tìm bị trí thích hợp cho loa là việc đầu tiên bạn nên làm trước khi dùng đến biện pháp xử lý âm học phòng nghe như chúng tôi trình bày ở trên. Bạn có thể tham khảo thông tin cho tiết về vấn đề này ở mục Tư Vấn – Giải đáp trên tạp trí Nghe Nhìn Việt Nam tháng 6 – 2005.
6- CÂN BẰNG GIỮA VẬT HẤP THU TẦN SỐ CAO VỚI VẬT HẤP THU TẦN SỐ THẤP.
Hầu hết các phòng đều có đặc tính tiêu âm tần số cao mà không hấp thu tần số thấp. Ngòai thảm, rèm và các đồ làm bằng chất liệu mềm, có thể sử dụng thêm các cột “chân voi” hoặc các thiết bị tiêu âm tự chế dạng tấm để giữ độ cân bằng về thời gian dội âm. Âm bass nặng nề, chậm chạp là do những bất cân bằng này.
7- DỊCH CHUYỂN VỊ TRÍ NGHE ĐỂ CÓ ĐỘ CÂN BẰNG TỐI ƯU VỀ TIẾNG BASS.
Sóng đứng tần số thấp sẽ tạo ra những vị trí có áp suất âm thanh (thanh áp) khác nhau. Chuyển vị trí ngồi sẽ tạo ra độ cân bằng phù hợp nhất. Vớyi các phòng nghe dư tiếng bass, bạn tránh ngồi sát vào tường sau vì tiếng bass ở đó nghe rất nặng nề. Ngươc lại nếu các bạn cảm thấy hơi thiếu bass, có thể lùi vị trí nghe gần với tường sau để cân bằng trở lại với dải âm cao
(Theo Nghe Nhìn Việt Nam)

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Bố trí, sắp đặt thiết bị phòng nghe để có âm thanh tối ưu (Phần III)



HFVN - Tiếp theo nội dung của hai kỳ trước, trong bài viết dưới đây, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến độc giả một số cách sắp đặt loa theo đặc tính của phòng nghe, đặc biệt với những phòng bất đối xứng có không gian mở không đồng đều.
HƯỚNG ĐẶT LOA
Xoay loa hướng vào trong – phía người nghe thường cho chất lượng âm thanh tốt hơn khi để mặt loa hướng thẳng ra phía trước. Không có nguyên tắc chung nào áp dụng cho tất cả cặp loa về góc độ xoay do góc xoay tối ưu phụ thuộc vào cấu tạo của loa và cấu trúc phòng nghe. Trong khi hầu hết cặp loa cần được xoay, thì cũng có những đôi loa hoạt động tốt nhất khi đặt thẳng. Việc xoay loa sẽ tác động đến nhiều khía cạnh trong màn trình diễn âm nhạc của hệ thống, liên quan đến âm trung, âm cao, độ cân bằng của dải tần, độ tập trung của âm hình, độ mở về không gian và sự gắn kết giữa âm nhạc với người nghe.
Đa phần cặp loa đều có âm thanh sáng (tươi) nhất khi nghe trực diện. Do đó, việc xoay loa vào trong sẽ tăng âm trble nghe được ở vị trí ngồi nghe. Một trong những cách chế ngự cặp loa có tiếng bị tươi là đặt loa hướng thẳng về phía trước. Một số mẫu loa được thiết kế để kê thẳng dễ bị gắt khi người chơi cố tình xoay vào trong.
Góc xoay loa tỷ lệ thuận với cường độ và mật độ âm thanh đến tai người nghe. Bởi xoay loa vào trong sẽ gia tăng năng lượng âm thanh trực tiếp đến tai người nghe, đồng thời giảm thiểu tác động phòng (âm dội đến tai người nghe sau khi phản hồi từ các bề mặt cứng trong phòng). Với phòng nghe có tường bên trơn, phẳng dễ phản hồi, việc xoay loa là giải pháp nên làm do cười độ phản hồi từ tường bên sẽ giảm rõ rệt sau khi loa xoay hướng vào trong. Ngược lại, chỉ xoay loa với góc nhỏ sẽ tăng nguồn lượng âm thanh phản hồi đến tai người nghe, đồng thời tăng cảm giác độ mở về không gian biểu diễn. hạn chế xoay loa có thể mở rộng âm hình và tăng cảm giác gắn kết với âm nhạc.
Tương tự, việc xoay loa có thể tăng độ tập trung của không gian và độ chính xác của âm hình. Khi hướng vào trong, nhiều cặp loa có thể phác họa nên không gian chặt chẽ, sắc nét hơn. Khi đó, âm hình cũng được định vị rõ nét, gắn kết chứ không phân tán hay thiếu định vị trng không gian. Việc xoay loa khiến người chơi phải chấp nhận nghe hơi nhiều âm thanh treble để có được âm hình trung tâm chính xác. Nếu xoay loa quá nhiều, không gian sẽ bó chặt và tập trung, nhưng âm treble nghe được sẽ tăng lên đáng kể. Nếu để loa thẳng, âm treble sẽ cân bằng và mượt hơn, nhưng âm hình thiếu rõ ràng.
Xoay loa cũng ảnh hưởng đến sự hiện diện của không gian tổng thể. Khi hướng thẳng, loa tạo nên không gian mở, rộng rãi và khoáng đạt, nhưng âm hình lại giảm độ chính xác. Vì thế, vị trí của nạhc cụ cũng thiếu khả năng định vị, nhưng độ phủ âm lại rộng hơn. Bằng việc hướng hai loa vào trong, người chơi sẽ giảm độ lớn của không gian âm nhạc, nhưng lại tăng độ chính xác trong âm hình. Góc xoay loa hợp lý phụ thuộc vào từng cặp loa, từng phòng nghe và gu thưởng thức của người chơi. Không có giải pháp cụ thể nào khác ngoài việc nghe – điều chỉnh (xoay loa) – tiếp tục nghe để xác định hướng loa tốt nhất.
Góc của loa hướng đến tai người nghe là điều kiện tiên quyết đảm bảo chất lượng âm thanh của hệ thống. Thực hiện thao tác này khá đơn giản. Người chơi chỉ cần ước lượng khoảng cách từ tường sau đến hai góc sau của loa. Những khoảng cách này sẽ thay đổi khi xoay loa. Thực hiện tương tự với loa còn lại sao cho khoảng cách của các cạnh sau đến tường sau tương đương khoảng cách của cặp loa thứ nhất. Một cách khác để ước lượng và điều chỉnh góc xoay của hai loa đều nhau là ngồi ở vị trí nghe và quan sát độ sâu của hông loa phía trong. Xoay loa sao cho độ sâu nhìn thấy giữa hai loa bằng nhau. Xoay loa chính xác rất cần thiết khi định vị không gian âm thanh bởi dải tần của đôi loa sẽ thay đổi trong quá trình xoay. Việc xác định dải tần phù hợp của đôi loa là nhân tố quan trọng để định vị âm hình chính xác trong sân khấu âm thanh.
Người chơi cần lưu ý: sự khác biệt trong góc độ đặt loa tương tác với các yếu tố khác trong quá trình sắp đặt, định vị loa, ví dụ như khoảng cách giữa hai loa. Người chơi cũng có thể tạo ra không gian âm nhạc rộng mở trong khi hai loa vẫn ở gần nhau, nhưng không xoay vào trong ho8ạc xa nhau mà xoay một góc phù hợp.
ĐẶT LOA TRONG PHÒNG BẤT ĐỐI XỨNG
Trong những phần trước, chúng tôi đã chia sẽ kinh nghiệm kê đặt loa trong những căn phòng chuẩn với các cạnh đối xứng nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có được những phòng nghe đạt chuẩn như vậy. Có phòng nghe một chiều thông với phòng khác, có phòng lại mở cửa và cửa sổ một bên có phòng méo hoặc xéo. Những độc giả sở hữu các phòng nghe như vậy không nên thất vọng do vẫn còn những giải pháp để có thể khai thác tối đa âm thanh của hệ thống.
Trước tiên hãy để ý xem bức từng nào có khoảng thông và ở vị trí nào thì phòng nghe nối tiếp với các không gian còn lại của căn nhà. Loa ở vị trí góc phòng sẽ tạo nhiều hiệu ứng phòng hơn loasát với cửa sổ hoặc cửa ra vào. Loa đặt càng gần tường thì hiệu ứng âm trầm càng lớn. Trường hợp người chơi đặt loa vào hai vị trí: góc phòng và vị trí sát cửa ra vào, hệ thống sẽ mất độ cân bằng ở dải tần thấp. Loa ở phía góc phòng cần được đặt cách xa các bức tường. Giảm thiểu hiệu ứng phòng đến loa này sao cho tương đương với loa còn lại. Tiếp theo, người chơi nên đặt tấm tiêu âm bass (có thể là dạng cột chân voi) ở góc tường sau phía góc phòng. Tiêu âm bass sẽ hút bớt năng lượng bass, giảm thiểu âm bass dội trong phòng của loa này, giúp cho loa trong góc có màn trình diễn tương đối cân bằng so với loa ở vị trí cửa ra vào. Tất nhiên, không thể đạt được độ cân bằng tuyệt đối, nhưng kỹ thuật này giúp cho hai cặp loa thể hiện âm trầm ở mức độ tương đương.
Với những phòng nghe có các diện tường không song song, người chơi nên sắp đặt loa ở những diện tường bó hẹp. Trong trường hợp ngược lại, lượng âm phản hồi đến tai người nghe sẽ rất lớn gây ra nhiều tiếng ồn khó chịu, làm hỏng âm hình của hệ thống. Nhiều phòng thu âm có diện tích nhỏ và bất đối xứng sử dụng biện pháp này: họ đặt loa ở góc hẹp và sóng phản hồi bị loại bỏ khỏi vị trí người nghe.
KÊ LOA DỌC PHÒNG HAY NGANG PHÒNG
Thông thường, các cặp loa được mặc định kê theo chiều dọc của căn phòng, tức là đặt loa ở phía các diện tường ngắn. Phương pháp truyền thống này cho cặp loa không gian lớn nhất để trình diễn và hạn chế ảnh hưởng của diện tường phía sau loa. Tuy nhiên, kê loa theo chiều ngang cũng có những lợi điểm riêng.
Đặt loa theo chiều ngang cho phép âm thanh trực tiếp từ loa đến tai người nghe nhiều hơn và giảm bớt tầm ảnh hưởng của các diện tường bên. Ưu thế lớn nhất của biện pháp này là tính trong sáng của âm sắc được bảo toàn, đồng thời tăng độ chính xác của không gian. Người nghe sẽ được âm thanh trực tiếp từ loa nhiều hơn âm cộng hưởng của phòng. Nhờ đó, âm thanh trở nên gắn kết, chi tiết và rõ ràng hơn.
Kế loa ngang phòng chỉ cho kết quả khả quan khi phòng đủ rộng để phân bố được khoảng cách hợp lý giữa tường sau và loa, giữa loa và người nghe và giữa người nghe với bức tường sau lưng. Nếu ngồi quá gần tường sau, người nghe sẽ được quá nhiều âm dội của tường. Do đó, người nghe nên ngồi gần cặp loa kê ngang phòng trong không gian đủ rộng. Tất nhiên, cần có khoảng cách đủ lớn giữa người nghe và cặp loa để âm thanh của từng loa con phối hợp được với nhau tạo thành dải tần phẳng.
Có trường hợp người nghe phải kê loa theo cạnh chéo trong phòng. Chúng tôi từng chứng kiến một số nhà thiết kế loa sử dụng kỹ thuật này khi cố gắng set-up âm thanh tốt nhất có thể trong những căn phòng nhỏ tại các khách sạn nơi họ tham gia triển lãm. Cách đặt loa này thường tỏ ra hiệu quả với những đôi loa nhỏ, có tác dụng triệt tiêu âm phản hồi tại vị trí người nghe.
Theo Tạp Chí Nghe Nhìn

Bố trí, sắp đặt thiết bị phòng nghe để có âm thanh tối ưu (Phần II)



HFVN - Ở kỳ trước ta đã đề cập đến việc sắp đặt loa và vị trí ngồi nghe trong phòng sao cho đạt hiệu quả âm thanh tối ưu. Trong số này,ta tiếp tục phân tích ảnh hưởng của vị trí loa, vị trí ngồi nghe đến các đặc tính âm thanh của hệ thống audio.
HIỆU ỨNG BỨC TƯỜNG VỚI ÂM TRẦM
Các bức tường của phòng nghe thường tác động mạnh đến sự cân bằng về âm sắc của cặp loa. Loa kê quá gần tường khiến âm bass dày, mạnh hơn bình thường. Hệ quả là màn trình diễn âm thanh có phần nặng nề hơn. Một số dòng loa được thiết kế để kê gần tường sau loa. Những cặp loa như vậy cần sự hỗ trợ, tăng cường âm trầm để có thể tạo sự cân bằng cho âm sắc tự nhiên. Nếu để xa tường sau, thì loại loa này thường có âm thanh mỏng. Người nghe cần phân biệt được đôi loa sử dụng thuộc loại nào để kê đặt cho hợp lý.
Vị trí của loa so với các bức tường bên và tường sau cũng ảnh hưởng đến việc dải tần nào sẽ bị đẩy lên. Đặt loa đúng chỗ không chỉ mở rộng dải trầm bằng cách bù trừ vào quãng tần số bị suy hao, mà còn khiến dải âm của cặp loa phẳng hơn, không xuất hiện điểm “đỉnh” và “đáy”. Đặt sai vị trí có thể khiến tần số hoạt động của loa không đồng đều, gây nên hiện tượng sai âm của tiếng trầm. Một số tần số bị kích lên sẽ ảnh hưởng đến một số tần số khác khiến âm trầm thiếu chi tiết.
Nhiều hãng chế tạo loa cũng đưa ra khuyến cáo cụ thể với người nghe về khoảng cách giữa loa và tường sau, tường bên. Khi đưa ra con số cụ thể, người nghe có thể hiểu điều đó là khoảng cách giữa nón của loa bass với các bức tường. Người chơi nên bắt đầu bố trí loa bằng vị trí khuyến cáo của nhà sản xuất, sau đó điều chỉnh cho phù hợp với những bố trí trong không gian thực tế.
Khoảng cách từ loa đến tường bên ảnh hưởng đến cường độ phản hồi từ hiệu ứng tường. Đặt loa càng gần tường, mức phản hồi từ tường đến tai người nghe càng nhiễu. Đây là điều cần tránh trong quá trình sắp đặt hệ thống. Tuy nhiên, nếu điều kiện phòng nghe không cho phép với không gian chật hẹp, cũng có thể chấp nhận đặt loa sát tường sau khi đã xử lý âm học tường.
Từ nhiều năm trước, David Wilson của Wilson Audio đã phát triển phương pháp mang lại hiệu quả cao khi xác định vị trí đặt loa tối ưu trong phòng nghe. Theo đó, người nghe đứng ở phía tường sau loa với khoảng cách tương đương khoảng cách dự định đặt loa cách tường bên. Hơi cúi người và tiến theo hướng vuông góc về phía tường sau, vừa đi, vừa nói và lắng nghe âm sắc giọng nói của mình. Người thực hiện động tác này sẽ nhận thấy giọng nói bị biến đổi trong quá trình chuyển động. Tại một điểm nhất định, bỗng nhiên âm thanh của giọng nói trở nên rộng mở, rõ ràng và chính xác. Có một khoảng nhỏ (vài centimet) trên trục di chuyển mà ở đó người nói thấy giọng nói tự nhiên nhất. Dùng băng dính đánh dấu điểm phát hiện đó, đấy chính là vị trí tối ưu giữa loa và tường sau mà người chơi có thể xác định. Để xác định khoảng cách của loa với tường bên, hãy bắt đầu từ tường bên trên đường thẳng chứa điểm mới đánh dấu và lặp lại chu trình nói – lắng nghe – phát hiện điểm tối ưu như trên. Điểm phát hiện tiếp theo là vị trí đặt loa tối ưu. Khi đặt loa, người chơi cần lưu ý sao cho điểm phát hiện này nằm sau mặt trước của loa và ở chính giữa loa bass (woofer). Kỹ thuật này mang lại hiệu quả cao. Hiệu quả về âm thanh tương đương cách áp dụng phương pháp lấy mẫu trên máy tính. Người chơi có thể nâng cao độ chính xác của âm thanh nếu có người ngồi ở vị trí nghe trong khi có người di chuyển và nói và cho biết ở điểm nào, giọng nói của người di chuyển ít bị méo tiếng nhất.
PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ SÓNG ĐỨNG
Để có được âm bass sâu hơn và dải trầm mượt mà hơn, việc đặt loa đúng chỗ cần tính toán đến khoảng cách với các bức tường có thể giảm hiệu ứng cộng hưởng âm học từ phòng nghe. Cộng hưởng phòng khiến âm thanh của hệ thống thiếu tự nhiên khi chỉ tập trung vào một số quãng tần số nhất định. Phòng nghe cũng có thể tạo nên sóng đứng và can thiệp một cách bất thường vào áp suất âm của dải cao hoặc dải thấp gây ra hiện tượng sai âm. Sự can thiệp của sóng đứng vừa được quyết định bởi kích thước và nội thất phòng lẫn vị trí phát thanh trong phòng. Bằng việc đặt loa và chọn chỗ ngồi nghe đúng vị trí, người chơi sẽ có được dải trầm mượt nhất có thể.
Quy tắc nổi tiếng để có được âm bass hay nhất là đặt loa cách tường sau ở vị trí 1/3 chiều dài của phòng. Trong trường hợp thực tế không cho phép, người chơi có thể thay đổi ở vị trí 1/5 chiều dài của phòng. Cả hai vị trí này có tác dụng giảm sự hiện hữu của sóng đứng, giúp cho cặp loa hài hòa với phòng nghe. Lý tưởng nhất là áp dụng quy tắc 1/3 cho vị trí loa và 2/3 cho vị trí ngồi nghe (ngồi nghe ở điểm 2/3 chiều dài của phòng).
Để thực hiện nguyên tắc này, trước hết đặt loa và ghế ngồi ở vị trí định trước, sau đó dịch chuyển xung quanh điểm chuẩn với bước dịch chuyển nhỏ trong khi vẫn bật nhạc. Ở vị trí nhất định, loa sẽ cho âm bass mượt mà nhất. Cũng tại vị trí đó, độ chi tiết và trong sáng của trung âm được cải thiện.
Việc đặt loa đúng chỗ sẽ tạo ra âm bass sâu hơn và dải trầm mượt mà hơn.
Cách tốt nhất để đặt loa và ghế ngồi nghe đúng vị trí nhằm giảm thiểu hiệu ứng từ sóng đứng là sử dụng chương trình máy tính mang tên “Room Optimizer” do RPG Diffusor System (www.rpginc.com) phát kiến. Khi truy cập vào website này, người dùng sẽ nghe thử đoạn nhạc nguyên bản và cũng đoạn nhạc đó khi bị cộng hưởng phòng và sau khi đặt loa, ghế nghe nhạc vào vị trí tối ưu. Qua đó, người nghe có thể cảm nhận rõ ràng hiệu quả của việc xác định vị trí tối ưu cho loa và người nghe. Chương trình sẽ tổng hợp các thông tin như: kích thước phòng, loại loa, vị trí của loa woofer trong thùng… Phần mềm sẽ tính toán và đưa ra kết quả tối ưu cho vị trí đặt loa và vị trí ngồi nghe.
Theo Tạp Chí Nghe Nhìn

Bố trí, sắp đặt thiết bị, phòng nghe để có âm thanh tối ưu (Phần I)



HFVN - Phòng nghe là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng âm thanh. Trên thực tế, có thể coi đặc tính âm học của phòng nghe như “thiết bị đặc biệt” trong hệ thống hi-fi. Bởi mỗi phòng nghe sẽ tạo nên một hiệu ứng đặc biệt đến quá trình tái tạo âm thanh của bộ dàn. Do đó, hệ thống audio chỉ có thể phát huy tối đa khi được kê đặt chính xác trong môi trường đã xử lý âm học phù hợp. Một trong những biện pháp đơn giản, nhưng khá hiệu quả trong việc cải thiện âm thanh của hệ thống là sắp đặt hệ thống loa vào vị trí tối ưu trong phòng nghe.
Cách bố trí loa trong phòng nghe là yếu tố đầu tiên quyết định chất lượng âm thanh và khả năng trình diễn của loa. Công việc tưởng như đơn giản này lại là rắc rối lớn nhất với rất nhiều người nghe. Việc sắp đặt loa có tác động không nhỏ đến độ chi tiết, sự chính xác của âm hình, chất và lượng của âm bass, sự trung thực của âm mid… Để có cách sắp xếp loa phù hợp nhất với từng loại phòng nghe, người dùng cần nắm rõ những nguyên lý cơ bản về các mối tương quan giữa hai loa, hệ thống loa với người nghe và loa với phòng nghe. Dưới đây là một số lưu ý khi sắp đặt loa trong phòng nghe.
Đầu tiên là mối tương quan “hình học” giữa người nghe và loa, nghĩa là phải sắp xếp sao cho người nghe và hai loa xếp thành hình tam giác cân với vị trí ngồi nghe nằm trên đường phân giác. Nguyên tắc này đảm bảo tạo ra âm hình tốt nhất. Tiếp theo, khoảng cách từ loa đến các bức tường phòng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và độ lớn của âm trầm. Loa càng đặt gần tường và góc phòng nghe, âm bass càng lớn. Song điều này không đảm bảo cho chất lượng của âm trầm. Trong nhiều trường hợp, việc đặt loa gần tường khiến âm trầm trở nên thiếi kiểm soát, đánh mất độ chi tiết cần thiết.
Tiếp đó, vị trí của loa và vị trí ngồi nghe trong phòng cũng ảnh hưởng đến cách thức cộng hưởng của phòng. Lối cộng hưởng đặc trưng sẽ tăng cường ở một số tần số nhất định, tạo nên đỉnh trong toàn bộ dải tần. Kết quả của hiện tượng này có thể khiến âm thanh trở nên thiếu tự nhiên, bị sai âm hoặc lùng bùng. Chỉ khi nào âm cộng hưởng của phòng được giới hạn, âm trầm của hệ thống mới trở nên chính xác, âm trung sẽ trong sáng hơn.
Điểm cần lưu ý khi đặt loa là khoảng cách từ loa đến bức tường phía sau càng xa, âm hình càng được cải thiện, đặc biệt theo chiều sâu. Do đó, nếu không bị giới hạn về chiều sâu của không gian phỏng, người chơi nên đặt loa cách tường sau tối thiểu 1,2m. Bên cạnh đó, một trong những điểm mà người nghe ít chú ý là độ cao của loa. Bởi không phải ngẫu nhiên mà ở độ cao khác nhau, loa có thể phát ra tông giọng không giống nhau. Dĩ nhiên, với mỗi cặp loa, nhà sản xuất sẽ khuyến cáo đặt ở độ cao nhất định để cặp loa cho chất âm cân bằng nhất.
Ngoài ra, việc tính toán độ chụm (góc nghiêng của loa hướng về phía người nghe) không chỉ ảnh hưởng đến độ cân bằng trong chất giọng mà còn tác động đến độ rộng của âm hình và độ chụm của âm thanh.
Cụ thể hơn, yếu tố quyết định chất lượng âm thanh xuất phát từ loa là mối quan về hình học giữa người nghe và hai loa (chưa kể các yếu tố của phòng nghe). Điều quan trọng nhất là người nghe ngồi chính giữa hai loa, tức là khoảng cách từ người nghe đến mỗi loa bằng nhau (người nghe và hai loa tạo thành hình tam giác cân). Khi đó, vị trí của người nghe được coi là điểm ngọt (sweet spot). Về cơ bản, đó là điểm nghe tối ưu, đón nhận nhiều chất lượng âm thanh phát ra từ hai loa với chất lượng tốt nhất. Khoảng cách từ người nghe đến hai loa nên dài hơn khoảng cách giữa hai loa đôi chút. Nếu không thực hiện được yêu cầu này, người chơi khó có thể khai thác được âm hình tốt nhất của hệ thống.
Việc điều chỉnh khoảng cách giữa hai loa đòi hỏi người nghe phải lựa chọn để hy sinh một trong hai yếu tố: âm hình và độ chụm của âm thanh. Cụ thể hơn, hai loa càng xa nhau (vị trí người nghe không đổi), âm hình càng có xu hướng mở rộng, song độ chụm của âm thanh trở nên mờ nhạt, thậm chí không tồn tại. Ngược lại, nếu đặt hai loa quá gần nhau, độ rộng của âm hình sẽ bị co lại, các chi tiết âm thanh cũng sẽ bị bó hẹp và bóp chặt, gây nên hiện tượng rối, nhiều hình âm.
Để giải quyết vấn đề này, người nghe còn một giải pháp khác là điều chỉnh góc nghiêng của loa. Ở một góc nghe phù hợp, cặp loa có thể tạo nên âm hình rộng với âm thanh chụm, gắn kết. Người chơi có thể thực hiện một số thao tác đơn giản để tìm ra vị trí, góc nghe tối ưu bằng cách giữ nguyên góc mở của loa và thay đổi vị trí ngồi nghe tiến lên hoặc lùi xuống trên một đường thẳng. Trong quá trình dịch chuyển và lắng nghe đó sẽ có một điểm mà ở đó âm thanh được tái tạo gắn kết, chặt chẽ, âm hình vững và ổn định. Thông thường, giọng hát của ca sĩ được mix sao cho nằm chính giữa sân khấu. Dựa vào đó, người chơi có thể sử dụng đĩa vocal để kiểm tra độ tập trung và cân bằng của âm hình. Tiếp tục hoàn thiện quá trình này, người nghe có thể đặt hai loa khá gần nhau, lắng nghe thật kỹ và xác định điểm chính giữa của âm hình. Dịch hai loa ra xa hơn một chút và tiếp tục lắng nghe. Liên tiếp lặp lại quá trình dịch chuyển/lắng nghe cho đến khi cảm nhận được khoảng chính giữa của âm hình trở nên rộng hơn, phân tán hơn, ít tập trung hơn, điều đó cho thấy người nghe đã chạm đến điểm giới hạn, bắt đầu vượt quá khoảng cách tối ưu giữa hai loa. Người nghe cần lưu ý, chỉ lắp chân đế nhọn cho loa sau khi tìm ra được vị trí tối ưu trong phòng nghe.
Một yếu tố rất đáng để người nghe cân nhắc là mối tương quan với phòng nghe. Vẫn có thể áp dụng nguyên lý “tương quan hình học” cho vị trí nghe và loa, song hãy thử nghiệm ở vị trí nghe gần loa (tương ứng khoảng cách giữa hai loa hẹp) và vị trí nghe cách xa loa (tương ứng khoảng cách giữa hai loa rộng) và so sánh. Thực tế, ở vị trí nghe xa hơn, các đặc tính âm học của phòng nghe sẽ tác động đến chất âm nhiều hơn so với vị trì nghe gần. Với vị trí ngồi gần loa, người chơi sẽ nghe được âm thanh trực tiếp từ loa nhiều hơn và tránh được nhiều âm phản xạ. Ở một số hệ thống, người nghe cần ngồi xa loa một khoảng cách nhất định để các loa con có thể tích hợp tối ưu với nhau. Nếu người nghe cảm nhận sự khác biệt quá rõ ràng với âm thanh phát ra từ mỗi loa con, từ các dải tần, thì họ cần gia tăng khoảng cách với hệ thống loa đó.
Hương Giang (Nghe Nhìn Việt Nam)

Để trở thành người nghe giỏi (Phần 5)



HFVN - Qua 4 kỳ liên tiếp, chúng tôi đã giới thiệu đến các độc giả những thuật ngữ phổ biến liên quan đến âm thanh của bộ dàn như: âm bass, mid, treble…
Tuy nhiên, với dân chơi âm thanh lâu năm, chứng ấy chưa đủ. Trong số này, chúng tội tiếp tục giới thiệu đến độc giả thuật ngữ mô tả đặc điểm âm thanh của hệ thống một cách sâu sắc, cụ thể hơn, đó là âm hình.
Để có được hệ thống có âm hình chuẩn, người nghe không nhất thiết phải bỏ cả gia tài để đầu tư vào hệ thống audio mà còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng phối ghép, bố trí thiết bị của người chơi.
Âm hình là thuật ngữ mô tả kích thước hiện hữu của không gian âm nhạc trước hệ thống âm thanh chất lượng tốt, người nghe có thể hình dung được nhạc cụ, ca sĩ phía trước xuất hiện trong không gian biểu diễn như của dàn nhạc trong phòng nghe. Khái niệm âm hình bao trùm thuật ngữ không gian, để chỉ cách nhạc cụ hiện diện trong không gian ba chiều của bản nhạc khi được tái tạo.
Trong các thành phần tái tạo âm thanh – âm nhạc, âm hình góp phần quan trọng mang lại cảm giác kỳ diệu và sống động với hệ thống stereo. Nhưng trên thực tế, cảm giác kỳ diệu ấy lại do những yếu tố khá đơn giản tạo nên: cặp loa trong hệ thống được đánh giá bởi hai dòng tín hiệu biến đổi về điện áp theo mỗi thời điểm trong không gian hai chiều. Chỉ với hai đại lượng biến thiên trên cũng có thể vẽ nên không gian âm thanh ba chiều có hình khối và kích thước rõ ràng. Với hệ thống audio có âm hình tốt, người nghe sẽ không cảm thấy mình đang nghe âm thanh được xếp hàng ngang, phẳng và hẹp về chiều sâu. Thay vào đó, người ta có thể cảm nhận rõ ràng vị trí của nhạc công violin số một  phía bên trái gần vị trí nghe hơn. Âm thanh của bộ đồng xuất hiện phía sau dàn contra-bass phía bên phải. Tiếng lục lạc kêu lanh lảnh phía xa (nơi xa nhất trong dàn nhạc). Bản nhạc được cấu thành bởi các âm thanh tách biệt, hiện hữu trong không gian. Hơn nữa, người nghe còn được nghe âm hưởng của cây oboe phát ra từ vị trí của người chơi oboe, âm hưởng của violin phát ra từ vị trí của người chơi violin, những âm dội từ khan phòng bao quanh các nhạc cụ… Những giới hạn về không gian của phòng nghe dưồng như biến mất và thay thế bởi một phòng hòa nhạc mênh mông. Tất cả chỉ với hai đại lượng điện áp.
Âm hình được tạo nên trong não của người nghe nhờ độ biến thiên được mã hóa trên hai kênh âm thanh. Khi người nghe cảm nhận được vị trí phát âm của các nhạc cụ nằm phía sau sân khấu là lúc đôi tai hay bộ não đã tổng hợp được những thông tin trong quá trình xử lý những điểm khác biệt giữa hai dòng tín hiệu được truyền đến tai.
Các thiết bị audio thường có sự khác biệt rất lớn trong khả năng tái tạo đặc tính này của âm nhạc. Một số sản phẩm thường ép cho âm hình như dãn ra về hai bên và rút ngắn chiều sâu của nó. Một số khác lại có thể tái tạo đầy đủ và chính xác âm hình tương tự như không gian biểu diễn thật. Âm hình là yếu tố cốt lõi trong việc tái tạo âm nhạc thỏa mãn người nghe. Tuy nhiên, những thiết bị âm thanh chất lượng không tốt thường làm hỏn âm hình của hệ thống.
Một số thuật ngữ mô tã âm hình tồi như hẹp hoặc bó, âm nhạc như bị nén lại giữa hai loa mà chưa có khả năng phát triển và “bọc” lấy người nghe. Âm hình thiếu chiều sâu bị gọi là phẳng hoặc mỏng tiếng. Lý tưởng nhất là độ mở của âm hình nên nhỉnh hơn chiều sâu của nó. Song, âm hình bị bó lại phía sau cũng làm suy giảm không gian trình diễn của bản nhạc.
Ảo giác về chiều sâu của âm hình được tăng thêm bởi sự tái tạo những âm thanh cộng hưởng của nhạc cụ trong không gian biểu diễn thực. Quả thực, sự dội âm giảm dần sau kh đạt cao trào trước những khoảng lặng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành không gian âm nhạc. Tín hiệu lớn cũng giống như ánh đèn flash trong phòng tối. Ở khoảnh khắc đó, không gian âm nhạc được định vị rõ ràng, cho phép người nghe “nhìn” thấy các chiều kích thước và đặc tính của âm hình.
Để tạo nên ấn tượng về sự hiện hữu có thực của các lọai nhạc cụ trong không gian âm nhạc mà hệ thống trình diễn, bản thân âm cộng hưởng trong không gian biểu diễn thực cũng phải tách biệt so với không gian định vị của các nhạc cụ. Những thiết bị audio tầm tầm khó có khả năng tái tạo kiểu hồi âm trong không gian như vậy. Hiển nhiên, chứng kiến cho chiều sâu của sân khấu ngắn lại, khiến âm dội trùng vào âm hình của từng nhạc cụ, gây cảm giác lộn xộn cho người nghe.
Những thuật ngữ được dùng để mô tả âm hình tốt như: tập trung, chặt chẽ, rõ ràng. Những đặc tính của hình ảnh cũng được mô tả như: hình ảnh chặt chẽ, tập trung, định vị rõ ràng. Một âm hình tồi thường đi kèm những thuật ngư: lẫn, thiếu mạch lạc, lộn xộn, nén, thiếu tập trung…
Một yếu tố quan trọng khác thường được đề cập mỗi khi nhắc đến âm hình, đó là lớp lang. Thuật ngữ này để chỉ khả năng phân tách vị trí xuất hiện trước sau của từng nhạc cụ trong không gian âm thanh tổng thể. Càng xuất hiện nhiều lớp lang trong âm hình, hệ thống càng được đánh giá cao.
Để đánh giá âm hình của hệ thống, người nghe cần có những bản ghi chất lượng cao, tốt nhất là các bản thử máy có mục dành cho âm hình như CD thử máy của các hãng thu âm danh tiếng trên thế giới. Trên thực tế, để phối ghép nên hệ thống có âm hình chuẩn không hề đơn giản, nó vừa phụ thuộc vào khả năng trình diễn của từng thiết bị, vừa phụ thuộc vào sự tương thích lẫn nhau giữa các thiết bị, vào phòng nghe và cách kê đặt loa, lựa chọn vị trí ngồi nghe. Tuy nhiên, các yếu tố trên không buộc người nghe phải bỏ cả gia tài để đầu tư vào hệ thống audio mới có được âm hình chuẩn mà phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng phối ghép, bố trí thiết bị của người chơi.
Theo Tạp Chí Nghe Nh